Việt Nam Phạm_(họ)

Đôi nét về họ Phạm

Triều Đại Phong kiến

Hệ thống chi họ

Việt Nam có 6 dân tộc có người mang họ Phạm:

– 1 / 165 họ của người Kinh,

– 1 / 11 họ của người Mường,

– 1 / 11 họ của người Tày,

– 1 / 172 họ của người Việt gốc Hoa,

– 1 / 49 họ của người Việt gốc Khmer.

* Dân tộc Thái có người họ Phạm vốn là họ Khằm/Cầm chuyển sang.

Phân bố

Họ Phạm là dòng họ phổ biến thứ 4 ở Việt Nam với 7% dân số với khoảng 6,7 triệu người chỉ đứng sau họ Nguyễn, Trần, . Tuy có rất nhiều nhân tài trí sĩ nhưng chưa một lần có người làm Vua; nhiều người họ Phạm là “lương đống của xã tắc”.

Nhân vật lịch sử họ Phạm đầu tiên trong chính sử là danh tướng Phạm Tu – khai quốc công thần triều Tiền Lý, đã có công đánh đuổi quân Lương (542), đánh tan quân xâm lấn Lâm Ấp (543), dựng Nhà nước Vạn Xuân (544)

Theo các bản Thần phả, Thần tích sự xuất hiện các vị họ Phạm sớm hơn, như:

- Phạm Quốc Lang quốc lang đại Vương, tướng thời Hùng Vương thứ 6 chống giặc Ân.Thờ ở đền Hạ, Đông Ngàn, Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội

Nam Hải Đại Vương Phạm Hải, và ba anh em Phạm Vĩnh (Trấn Tây An Tam Kỳ Linh ứng Thái Thượng đẳng Thần) thế kỷ III trước CN, giúp Vua Hùng thứ 18 đánh Thục

– Tướng quân Phạm Gia – tướng của An Dương Vương, 208 trước CN lui quân về vùng Hoài Đức

Phạm Danh Hương chồng của Bát Nạn nữ tướng quân (thời Hai Bà Trưng)

Họ Phạm ở Việt Nam có thể có hai nguồn gốc chính: từ cộng đồng tộc Việt trong Bách Việt của nước Văn Lang, Âu Lạc xưa, từ nguồn gốc ở các tỉnh miền Nam Trung Quốc di cư sang và được Việt hoá. Ngoài ra còn có họ Phạm từ các dòng họ khác đổi sang như họ Mạc,…

Các dòng họ Phạm – Việt Nam không có một ông tổ duy nhất. Do vậy, BLL họ Phạm Việt Nam đề nghị suy tôn Đô Hồ Đại vương Phạm Tu là một Thượng Thuỷ tổ họ Phạm Việt Nam. Ông là nhân vật lịch sử đầu tiên của dòng họ Phạm có công lao đối đất nước đã được ghi vào sử sách. Chúng ta cũng không quên công lao các vị đã sinh thành dưỡng dục Thượng thủy tổ. Tại miếu Vực có thờ hai vị thân sinh và Đô Hồ Đại vương.

Họ Phạm Việt Nam có sự chuyển cư rất mạnh lan tỏa trong vùng châu thổ sông Hồng, rồi vào Ái Châu (Thanh Hóa). Từ Thanh Hóa lại có sự chuyển cư trở lại vùng Sơn Nam Hạ (ngày nay là các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình,...) vào miền Nam Trung bộ (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,... mạnh nhất là vào thời nhà Lê (thế kỷ thứ XV). Trong thời kỳ hiện đại, người họ Phạm Việt Nam định cư ở nhiều nước trên thế giới.[cần dẫn nguồn]

Nhà thờ họ Phạm

Cũng như truyền thống chung của các dòng họ ở Việt Nam, dòng họ Phạm lập nhiều nhà thờ họ ở 63 tỉnh, thành tại Việt Nam. Ở thành phố Hồ Chí Minh, nhà thờ gia tộc họ Phạm nằm trên đường Trần Khánh Dư (quận 1), do ông Phạm Văn Ngộ (cháu ruột của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng) cùng các con cháu cai quản. Gia tộc họ Phạm ở thành phố Hồ Chí Minh thuộc chi phái Phạm Văn Nga, là đời thứ 10 họ Phạm. Cụ Phạm Văn Nga từng làm tới chức Thị Giảng Học sĩ (dạy học cho các Hoàng tử), được phong hàm tam phẩm Tham Biện Nội Các. Sau khi cụ mất, nhà vua đã phong thần và cho đến nay sắc phong vẫn còn được con cháu lưu giữ[4].

Các nhánh lớn

Họ Phạm Tuấn Kiệt (Hùng Thắng, Bình Giang, Hải Dương)

Có từ đường thờ phụng thuỷ tổ dòng họ Phạm tại đây. Đến nay đã có 18 đời con cháu sinh sôi và phát triển ở đây. Phạm tộc được chia thành 4 chi (Phạm Đỉnh, Phạm Khả, Phạm ĐìnhPhạm Kim) Trong đó chi Phạm Đình có con cháu rất đông đảo.

Nổi bật có cụ tổ đời thứ 5 Phạm Đỉnh Chung 范鼎鍾 đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Giáp Thìn, năm Bảo Thái thứ 5 (1724). Làm quan dưới thời Hậu Lê (Vua Lê Dụ Tông) chức Hàn lâm học sĩ cai quản sổ sách trong triều.

Họ Phạm Thổ Hào (Thanh Chương, Nghệ An)

Phát tích từ xã Thổ Hào, nay là xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Nơi đây thờ phụng Thủy tổ Phạm Kinh Vỹ, đỗ Giải nguyên kì thi Hương khoa Giáp Ngọ, năm Vĩnh Thịnh thứ 10 (1714), đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Giáp Thìn, năm Bảo Thái thứ 5 (1724).

Họ Phạm Ngọc Quế (Quỳnh Phụ, Thái Bình)

Phát tích từ làng Ngọc Quế (hữu ngạn sông Luộc), xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình (cả vùng Ngọc Quế có một họ Phạm duy nhất,nên gọi là họ Phạm Ngọc Quế). Theo truyền khẩu thì dòng họ này thuộc dòng dõi Phạm Lệnh Công (Phạm Chiêm), thuộc một trong các chi ngành Phạm Hạp (979)- (Phạm Hạp là ông tổ 8 đời của danh tướng Phạm Ngũ Lão một danh tướng thời Trần - căn cứ theo sách Kỷ Yếu Tân Biên của Phạm Côn Sơn. Như vậy, dòng họ Phạm Ngọc Quế là cùng chi ngành với danh tướng trên), làng Trà Hương, Khúc Giang, Nam Sách, Hải Hưng. Thủy tổ ngành tại Ngọc Quế là Phạm Đình Xoắn giỗ ngày 20 tháng Giêng âm lịch (sinh được 4 chi). Họ này hiện tại còn lại 3 chi, chi trưởng tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng (chi cụ Phạm Văn Lĩnh), chi hai tại Ngọc Quế, Quỳnh Hoa, Quỳnh Phụ, Thái Bình (chi cụ Phạm văn Biên), chi ba tại nơi phát tích là Nam Sách, Hải Hưng (chi cụ Phạm Văn Lẫm. Con cháu chi ngành này di cư và hiện cư trú tại Lục Ngạn, Hà Bắc..)....

Theo thần tích miếu Hoàng Bà (Bái Trang, Quỳnh Hoa, Quỳnh Phụ, Thái Bình) do quan Giám Bách thần Nguyễn Hiền (1753) chép lại theo bản chính của quan Hàn Lâm viện Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính, thì vào thời vua Lý Anh Tông có bà Phạm Thị Huệ (người họ Phạm Ngọc Quế) lấy ông Nguyễn Khuê người làng Bái Trang sinh ra được ba người con gái là Nguyễn Thị Kim (Kim nương), Nguyễn Thị Lan (Lan nương) và Nguyễn Thị Thanh (Thanh nương). Bà Kim nương Nguyễn Thị Kim là một trong các hoàng phi của vua Lý Cao Tông. Ba bà có nhiều công lao giúp vua dẹp loạn giữ nước nên bà Lan nương được phong là"Lương Quốc Thiên Ninh Thái Trường Hoàng Ân công chúa"và bà Thanh Nương là"Thiên Cực Thái Trường Thiện Duyên công chúa".Bà Kim Nương được phong là"Linh Thông Quốc Mẫu Hoàng Bà quý phi công chúa"Đền miếu các bà vẫn còn được thờ phụng đến ngày nay (nghè Vua Bà thôn Bái Trang, xã Quỳnh Hoa).Căn cứ theo thần tích trên thì Họ Phạm Ngọc Quế là một dòng họ rất lâu đời đã cư trú tại đây (Ngọc Quế,Quỳnh Hoa,Quỳnh Phụ,Thái Bình). Và cũng là một trong những ngành miêu duệ của một dòng họ Phạm anh hùng...

Họ Phạm Đông Ngạc (Từ Liêm, Hà Nội)

Họ Phạm làng Đông Ngạc (làng Vẽ cổ) (nay thuộc xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội), hình thành từ cuối thời nhà Trần (thế kỷ thứ 14). Thuỷ tổ là cụ Phạm Húng (khoảng năm 1345).Căn cứ vào những thư tịch Hán Nôm hiện còn lưu giữ được như: Phạm tộc phả ký, Phạm tộc gia phả, Đông Ngạc Phạm tộc gia tiên... thì tổ tiên họ Phạm gốc ở Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay). Do những biến cố của lịch sử, có 3 anh em họ Phạm đầu tiên rời Ái Châu ra đinh sinh cơ lập nghiệp ở các nơi: một người về Đôn Thư (Thanh Oai - Hà Tây), một người về Bát Tràng (Gia Lâm - Hà Nội) và một người về Đông Ngạc (Từ Liêm - Hà Nội). Con cháu của họ di cư, lập nghiệp trên khắp toàn quốc, trong đó có một nhánh họ Phạm ở Hải Phòng. (Về chi họ Phạm ở Hải Phòng, vì chưa đủ tài liệu nên chưa thể hoàn thành, sẽ tiếp tục được nghiên cứu). Trải quan trên 600 năm, dòng họ Phạm làng Đông Ngạc đã phát triển tới 16 chi (Đại tôn), thuộc hai hàng Giáp, Ất và qua 22 thế hệ con cháu.

Tổ tiên họ Phạm rất nghèo nhưng hiếu học, trọng đạo nghĩa, đã mở đầu truyền thống học giỏi, đỗ cao và thanh liêm, có nhiều công lao đóng góp cho đất nước xóm làng. Dòng họ này thời phong kiến đã có 9 Tiến sĩ (trong đó có 1 Bảng nhãn, 1 Hoàng giáp) và 2 Sĩ vọng.

Phạm Thọ Lý (1610-1685) và Phạm Quang Dung (1675-1739) được thờ là Hậu thần tại bái đường đình làng Đông Ngạc vì đã có nhiều công lao với nước, với dân. Phạm Quang Dung đỗ Tiến sĩ năm Bính Tuất (1706). Ông đã từng làm Chánh sứ Trung Quốc năm Nhâm Tý (1732), làm quan tới chức Công bộ Thượng thư, Lệ quận công.

Phạm Quang Trạch, đỗ bảng nhãn khoa thi năm Quý Hợi (1683), đã từng giữ chức Lễ bộ hữu thị lang, tác giả cuốn Nam chưởng kỷ lục về mối bang giao giữa Đại ViệtAi Lao.

Phạm Gia Chuyên (1791-1862), cháu 5 đời của Bảng nhãn Phạm Quang Trạch, cháu 4 đời của Tiến sĩ Phạm Nguyên Ninh, đỗ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân năm 1832. Ông làm quan thời nhà Nguyễn, đã từng giữ các chức Tri phủ Kiến Xương (Thái Bình), Lễ bộ viên ngoại lang, Đốc học tỉnh Ninh Bình, Tự nghiệp Quốc tử giám. Ông tham gia soạn cuốn Quốc sử lược biên.

Trong thời hiện đại, nhiều người trong họ đã thành đạt, trong đó có Trung tướng GS-TS Phạm Gia Khánh (Giám đốc Học viện Quân y), GS-TS Phạm Gia Khải (Viện trưởng Viện Tim mạch), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm là một hậu duệ đời thứ 17 chi Ất.

Con cháu của dòng họ này đã lưu giữ được gần như là trọn vẹn các bản gia phả, tộc phả được bảo quản tại Viện Hán Nôm và trong các gia đình từ đời thứ nhất đến đời thứ 19.

Họ Phạm (Quảng Trạch, Quảng Bình)

Họ Phạm làng Cảnh Dương (nay xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình, hình thành 1643. Thủy tổ Phạm Ông Chăm.

Phạm Chân sinh năm Giáp Tý (1804), năm Đinh Dậu (1837) đậu cử nhân, năm Mậu Tuất (1838) đậu Tiến sĩ. Phạm Chân được cử giữ chức Án Sát tỉnh Thanh Hóa, Án sát tỉnh Lạng Sơn, có công dẹp bọn giặc phỉ phương Bắc. Khi giặc Pháp đánh chiếm Nam Kỳ, Phạm Chân đã chiến đấu ngoan cường bảo vệ thành Biên Hòa - Gia Định. Khi thất thủ, không cam chịu rơi vào tay giặc, ông tuẫn tiết giữ tấm lòng trung, được triều đình nhà Nguyễn đưa vào thờ ở Trung Nghĩa đường.Con cháu của dòng họ này đã lưu giữ trọn vẹn bản gia phả bằng chữ Hán Nôm cổ và trong các gia đình từ đời thứ nhất đến đời thứ 14.

Họ Phạm Thanh Bình (Thanh Liêm, Hà Nam)

Cụ khởi tổ là Phạm Bá Thượng (đầu thế kỷ 18), có thể xuất thân từ các dòng họ Phạm miền biển (có thể là Thái Bình, Thanh Hóa) [chưa tìm được nguồn dẫn]. Khởi nghiệp tại thôn Lợ, xã Tốt Khê, tổng Hòa Ngãi (nay là thôn Lã, xã Thanh Bình, huyện Thanh Liêm, Tỉnh Hà nam). Họ có 5 chi lớn, đến nay đã có đời thứ 10. Con cháu các đời sinh sống tập trung tại xã Thanh Bình (chủ yếu tại thôn Lã và thôn Đạt Hưng), một nhánh định cư tại nước Úc.

Nhân vật nổi bật

Lịch sử

Phạm Phú ThứPhạm Hồng Thái

Chính trị - Quân sự

Bác sĩ Phạm Ngọc ThạchGiáo sư Trần Đại Nghĩa (Phạm Quang Lễ)

Lĩnh vực khác

. Phạm Công Tắc (1890-1959), tự là Ái Dân, biệt hiệu Tây Sơn Đạo, là một trong những lãnh đạo trong việc hình thành, xây dựng, phát triển và kiện toàn hệ thống tôn giáo của đạo Cao Đài. Ông còn là một nhân sĩ trí thức dấn thân nổi tiếng ở Việt Nam thế kỷ 20.

Ca sĩ, nhạc sĩ Ngọc Sơn

. Phạm Quang Lịch: Thi sỹ TRẦN ĐỒNG VỌNG (1924 - 2010) Nhà Văn, Nhà Thơ, Họa Sỹ thế kỷ XX, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (thập niên 1960 - 1970), Việt Nam Cộng hòa.

. Phạm Đình Lựu: Giáo sư, Tiến sỹ Y Khoa, University Training Center for Health Care Professional HCM City

. Phạm Công Thiện (1941-2011) là một thi sĩ, nhà văn, triết gia, học giả, và cư sĩ Phật giáo người Việt Nam với pháp danh Nguyên Tánh. Tuy nhận mình là nhà thơ và phủ nhận nghề triết gia, ông vẫn được coi là một triết gia thần đồng, một hiện tượng dị thường của Sài Gòn thập niên 1960 và của Việt Nam với những tư tưởng ít người hiểu và được bộc phát từ hồi còn rất trẻ. Bút danh khác: Hoàng Thu Uyên.

. Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ tục danh Phạm Văn Thương sinh ngày 15 tháng 2 năm 1943 tại Paksé, Lào, ông quê tại Quảng Bình, Việt Nam, là một học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư thực thụ của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, nhà văn, nhà thơ, dịch giả và là một người bất đồng chính kiến với Chính phủ Việt Nam. Ông hiện là Đệ nhất phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN).

. Phạm Thiên Thư: (tức Phạm Kim Long) Nhà thơ, Cư sỹ Phật giáo